Hiện nay, vẫn có rất nhiều người chưa biết đến khái niệm profit margin là gì? Mặc dù biên lợi nhuận được xem là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi những số liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí kinh doanh không thể biểu đạt được hết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy biên lợi nhuận là gì? Ý nghĩa và cách tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Biên lợi nhuận (profit margin) là gì?

Profit Margin được dịch ra tiếng Việt là biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận. Chỉ số này được dùng để thể hiện sự chênh lệch giữa các chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và giá bán của sản phẩm. Hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận được xem là thước đo khả năng sinh lời của dự án, một khoản đầu tư. Nó thể hiện một đồng doanh thu của sản phẩm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập cho doanh nghiệp.

Profit margin la gi?

Cách tính biên lợi nhuận

Để tính biên lợi nhuận, sẽ có 2 phương án: biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng. 2 cách tính biên lợi nhuận này khác nhau, tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính nào.

1. Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Để hiểu rõ hơn về cách tính biên lợi nhuận gộp, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa biên lợi nhuận gộp là gì?

  • Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin) là gì?

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ sinh lời của một dự án đầu tư. Chỉ số này sẽ thể hiện được mỗi đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi giá vốn.

Hay nói cách khác, gross profit margin thể hiện được hiệu suất sử dụng các chi phí: nhân công, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

Bien loi nhuan gop

  • Công thức tính biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận được xác định rất dễ dàng với công thức:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu

Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp là 50 triệu VNĐ với chi phí nhân công: 30 triệu VNĐ và chi phí nguyên vật liệu sản xuất: 5 triệu VNĐ. Ta sẽ có biên lợi nhuận gộp được tính như sau:

Biên lợi nhuận gộp = 50.000.000 – (30.000.000 + 5.000.000)/ 50.000.000 = 49,3%

– Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp thể hiện được mức chi phí mà doanh nghiệp đang bỏ ra. Nếu biên lợi nhuận gộp cao, chứng tỏ công ty đang đầu tư với mức chi phí thấp. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hơn nữa, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động khác. Và ngược lại, trường hợp biên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp đang sử dụng các chi phí một cách quá mức. Nếu không kiểm soát sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong tương lai.

2. Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)

Biên lợi nhuận ròng thể hiện được những ý nghĩa khác so với biên lợi nhuận gộp. Cụ thể, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào làm rõ khãi niệm biên lợi nhuận ròng và công thức tính của chỉ số này.

  • Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin) là gì?

Biên lợi nhuận ròng là chỉ số giúp xác định tỷ lệ phần trăm sinh ra lợi nhuận cho công ty từ các dự án, khoản đầu tư. Giá trị của biện lợi nhuận ròng càng cao, chứng tỏ dự án đang hoạt động hiệu quả và công ty đang thu được rất nhiều lợi nhuận. Trên thực tế, biên lợi nhuận ròng là một chỉ số đánh giá được tổng thể hiệu quả trong việc quản lý của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận ròng góp phần đưa ra sự so sánh tương quan giữa doanh số sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp.

Chỉ số biên lợi nhuận ròng có ý nghĩa mỗi đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bien loi nhuan rong

  • Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Việc tính biên lợi nhuận ròng tương tự như biên lợi nhuận gộp nhưng yêu cầu cao hơn, bởi cần phải tổng hợp được mọi doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu

Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp là trên mỗi 50 triệu VNĐ sẽ có được 5 triệu VNĐ  mức lợi nhuận ròng sau thuế. Khi đó, biên lợi nhuận ròng là:

Biên lợi nhuận ròng = 5.000.000/ 50.000.000 = 10%

Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Việc sử dụng biên lợi nhuận trong doanh nghiệp có rất nhiều ý nghĩa như sau:

  • Biên lợi nhuận là chỉ số thể hiện mối tương quan giữa doanh thu bán hàng và thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu tỷ lệ biên lợi nhuận thấp, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng bị thua lỗ trong dự án bởi doanh số bán hàng đã có sự sụt giảm.
  • Giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong việc phân bổ nguồn vốn. Cụ thể, biên lợi nhuận xác định được mức độ kiểm soát chi phí và một trong những chiến lược định giá cho các sản phẩm.
  • Không được sử dụng chỉ số này để so sánh 2 doanh nghiệp. Biên lợi nhuận là chỉ số được dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, không thể sử dụng biên lợi nhuận để so sánh mức độ hoạt động hiệu quả của 2 doanh nghiệp khác nhau. Bởi trên thực tế, những doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh các mặt hàng, lĩnh vực khác nhau thì chi phí bỏ ra cũng sẽ không giống nhau.

Một số lưu ý khi sử dụng biên lợi nhuận

Việc sử dụng biên lợi nhuận mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng chỉ số này cũng không phải là toàn năng. Do vậy, trong quá trình sử dụng mọi người cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Luu y su dung bien loi nhuan

  • Thống nhất việc sử dụng các nghiệp vụ kế toán. Việc tính biên lợi nhuận thường bị ảnh hưởng bởi các con số trong kế toán. Đặc biệt, đối với biên lợi nhuận ròng với mức lợi nhuận sau thuế.  Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét thật kỹ các nghiệp vụ kế toán được sử dụng trong hệ thống kế toán của công ty. Ví dụ: không được sử dụng nghiệp vụ kế toán như: trích lập quỹ dự phòng, tăng biên lợi nhuận từ việc có những khoản doanh thu bất thường,…
  • Thống kê đầy đủ, chính xác số liệu. Để có được một tỷ lệ biên lợi nhuận phản ánh chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp, thì nhà quản lý doanh nghiệp phải có những con số cụ thể, đồng thời, việc thực hiện tính toán phải tỉ mỉ, đầy đủ, chính xác. Kết quả biên lợi nhuận sẽ là công cụ để doanh nghiệp có hướng điều chỉnh việc đầu tư chi phí hiệu quả hơn.
  • Biên lợi nhuận không phù hợp để đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của công ty. Biên lợi nhuận thấp chỉ đúng với việc đánh giá mức độ an toàn của doanh nghiệp, chứ không phản ánh hết được tình hình kinh tế của doanh nghiệp đó. Bởi ngoài những yếu tố nội bộ, doanh thu của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại sinh: tình hình kinh tế thị trường, chính trị, xã hội,…

Kết luận

Sau khi tìm hiểu khái niệm profit margin là gì chắc hẳn đã giúp các bạn hình dung được về một chỉ số có chức năng đánh giá sơ bộ tính hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Việc tính biên lợi nhuận được xem là một công cụ hữu ích để các nhà quản lý xem xét được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dòng vốn đầu tư có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát, chính xác hơn, các nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp nên kết hợp nhiều chỉ số để phân tích một cách hiệu quả.